Mua Xe Giá Tốt - Thu Mua Ô tô Cũ Giá Tốt
Xe bán tải Hilux 2016 vừa trình làng với sứ mệnh lật đổ sự thống trị của Ford Ranger đang là mẫu xe bán tải hút khách nhất Việt Nam. Liệu sứ mệnh này có hoàn thành với Hilux 2016?
Nên mua Toyota Hilux 2016 hay Ford Ranger 2015 ?
Nên mua Toyota Hilux 2016 hay Ford Ranger 2015
Cập nhật:
 
 
Xe bán tải Hilux 2016 đang rậm rịch trình làng trong khi Ford Ranger ra mắt còn chưa “nóng máy”. Phân khúc Pickup (xe bán tải) một lần này lại sôi động khi những tên tuổi lớn lần lượt tung ra những đứa con cưng của mình. Hilux và Ranger, có gì khác biệt ?
 
Trong lần ra mắt này, Hilux 2016 sẽ có 3 phiên bản: Hilux 3.0G 4×4 AT số tự động, 3.0G 4×4 MT, 2.5E 4×2 MT với sự khác biệt khá rõ nét chủ yếu đến từ các trang bị bên trong. Trong khi đó, phổ sản phẩm đa dạng luôn là thế mạnh của hãng xe Mỹ Ford Ranger. All New Ranger 2015 có đến 8 phiên bản, với khác biệt lớn về dung tích động cơ, hộp số và kiểu truyền động.
 
Thế hệ Hilux hoàn toàn mới có kích thước tổng thể (dài x cao x rộng) 5330 x 1855 x 1815 mm, cảm giác thể thao và hiện đại, trong khi Ranger là 5351 x 1850 x 1848, dài hơn 21mm, hẹp, cao hơn một chút và vẫn là phong cách mạnh mẽ rắn rỏi truyền thống.
 
Về dung tích động cơ, Hilux  và Ranger có nhiều khác biệt: Hilux có 2 kiểu dung tích là 3.0 lít và 2.5 lít trong khi Ranger một là cao hơn (3.2 lít) hoặc thấp hơn (2.2 lít). Cả 2 đều sử dụng động cơ Diesel (máy dầu) mạnh mẽ.
 
Xe bán tải Toyota Hilux 2016 trang bị động cơ 4 xylanh thẳng hàng, 16 van cam kép, công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp (D4S) sử dụng đường dẫn chung, tăng áp biến thiên. Bản 3.0G AT & MT sản sinh ra công suất 161 mã lực tại 3400 vòng/ phút, momen xoắn đạt 360 Nm tại 1600-3000 vòng/ phút (số tự động) trong khi bản số sàn 2.5E MT chỉ 343 Nm tại 1400 – 3200 vòng/ phút.
 
Bản Hilux 2.5 lít có công suất thấp hơn, 142 mã lực tại 3400 vòng/ phút và momen xoắn đạt 343 Nm tại 1600-2800 vòng/ phút, tương tự số sàn 3.0 lít.
 
2 mẫu động cơ của Ford Ranger cho khả năng vận hành mạnh mẽ hơn hãng xe Nhật, cụ thể: bản 3.2 lít có công suất tối đa lên đến 200 mã lực tại 3000 vòng/ phút, momen xoắn “khủng” 470 Nm tại dải 1500-2700 vòng/ phút. Đây thật sự là cỗ máy “cơ bắp” đáp ứng mọi nhu cầu chở tải hàng hóa, vật dụng. Ngoài ra, phiên bản động cơ 2.2 lít nhỏ hơn nhưng cũng không chịu thua kém đối thủ với công suất 143 mã lực tại 3700 vòng/ phút, và 375 Nm tại 1500-2500 vòng/ phút.
Ranger vận hành mạnh mẽ, Hilux thiết kế trẻ trung và đa dụng
Ranger vận hành mạnh mẽ, Hilux thiết kế trẻ trung và đa dụng 
Hilux 2016 và Ranger 2015 hỗ trợ cả 2 cơ chế truyền động 1 cầu hoặc 2 cầu chủ động (bán thời gian), cho phép người lái linh hoạt điều chỉnh trong mọi tình huống.
 
Về hộp số, Hilux 2016 được trang bị số tự động 5 cấp, số sàn được nâng cấp từ 5 cấp lên 6 cấp hiện đại hơn. Ford Ranger ra mắt với hộp số tự động lẫn số sàn đều 6 cấp nên có phần nhỉnh hơn Hilux, đặc biệt là số tự động, nhiều cấp ít thoát lực và tiết kiệm nhiên liệu hơn.
 
Hilux 2016 vẫn sử dụng thiết kế treo trước độc lập tay đòn kép, treo sau nhíp lá song tiết diện khung sườn xe được tăng thêm 20mm, tăng cường khả năng chống uốn và chịu tải, số lượng các điểm hàn nhiều hơn, từ đó độ bền được cải thiện đáng kể.
 
Hệ thống treo của Ranger 2015 có phức tạp hơn một chút: Treo trước độc lập, tay đòn kép, lò xo trụ và ống giảm chấn, treo sau loại nhíp lá với ống giảm chấn. Với bộ treo này, Ranger chịu tải tốt và ổn định hơn.
 
Hilux tiếp tục sử dụng bộ lazang đúc lớn 17” với cỡ lốp 265/65R17 có từ phiên bản trước, với gầm xe cao 286mm vượt trội, đảm bảo khả năng vượt địa hình tốt. Xe bán tải Ford Ranger sử dụng lazang nhôm đúc 18”, lớn hơn, với cỡ lốp mỏng hơn một chút 265/60R18. Có thể thấy Ranger ưu tiên cho khả năng lội nước, vượt địa hình trong khi Hilux lốp dày, êm ái hơn.
 
Về ngoại thất, Hilux 2016 đánh dấu một phong cách thiết kế trẻ trung hơn trong lịch sử dòng xe. Từ lưới tản nhiệt liền mạch với cụm đèn trước, với hốc gió kết hợp với đèn sương mù tạo hình chữ A cá tính, nổi bật với dải LED chiếu sáng ban ngày đẹp mắt, cũng như hệ thống điều chỉnh góc chiếu tự động hiện đại.
 
Ngoài ra còn phải kể đến tính năng đèn pha tự động cũng như chế độ đèn chờ dẫn đường giúp cho việc lái xe trở nên thuận tiện và thú vị hơn. Hạn chế lớn nhất có lẽ là xe có khá ít màu nội thất, chỉ 4 màu nội thất: Bạc, Xám, Đen và Cam ánh kim.
 
Ford Ranger 2015 với phong cách thiết kế động lực học Kinetic, mở rộng khoang chứa hàng và dời cột B rộng rãi hơn, cản trước – sau cũng như hốc gió – lưới tản nhiệt đều tạo thành một khối cứng cáp, đậm chất Mỹ.
 
Các tính năng ngoại thất trên Ranger 2015 có thua kém đối thủ một chút, như đèn pha và gạt mưa tự động, gương chiếu hậu chỉ chỉnh – gập điện, cụm đèn halogen thông thường. Bù lại màu ngoại thất của Ranger rất đa dạng, những 10 màu: Trắng, Đỏ, Bạc, Vàng, Đỏ, Cam, Lam, Xanh thiên thanh, Xám, Đen.
Hilux thiết kế nội thất đơn giản nhưng sang trọng, Ranger thiết kế nội thất mộc mạc nhưng hiện đại
Hilux thiết kế nội thất đơn giản nhưng sang trọng, Ranger thiết kế nội thất mộc mạc nhưng hiện đại Hilux thiết kế nội thất đơn giản nhưng sang trọng, Ranger thiết kế nội thất mộc mạc nhưng hiện đại
Khi vừa bước vào buồng lái một chiếc Hilux có thể cảm nhận được thiết kế giản đơn mà sang trọng đến từ sự phối hợp giữa tông màu đen và những đường ốp bạc nằm ngang tablo và mở rộng sang 2 cánh cửa. Ford Ranger thiết kế mộc mạc theo phong cách “cao bồi”, đối xứng với tông xám đen trải đều, ít nhấn nhá hơn.
 
Cả 2 mẫu xe đều có tính năng nội thất hiện đại như tay lái 3 chấu thiết kế thể thao tích hợp nút bấm điều khiển hệ thống âm thanh và màn hình đa thông tin, khiêm tốn với dàn CD 1 đĩa, 6 loa, hỗ trợ Bluetooth, riêng Ranger 2015 có thêm khả năng điều khiển bằng giọng nói. Điều hòa tự động 2 vùng. Nổi bật hơn cả có lẽ là chất liệu ghế: Hilux được bọc da, trong khi Ranger là da pha nỉ.
Ranger thêm khả năng điều khiển bằng giọng nói
Ranger thêm khả năng điều khiển bằng giọng nói
Hàng loạt các tính năng an toàn đã được bổ sung ở phiên bản này, ngoài bộ phanh đĩa thông gió – tang trống và hệ thống chống bó cứng phanh ABS như trước đây, Toyota Hilux 2016 mới trang bị thêm hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp, phân phối lực phanh điện tử, ổn định thân xe điện tử ESP (tích hợp khả năng điều khiển ổn định ngay cả khi kéo moóc), hệ thống kiểm soát lực kéo chủ động, hỗ trợ khởi động ngang dốc HSA và đèn báo phanh khẩn cấp.
 
Xe bán tải Ranger chỉ có ABS và ESP cũng như HSSA, bù lại xe trang bị cả camera lùi, cảm biến lùi, tính năng ga tự động.
Ranger thêm khả năng điều khiển bằng giọng nói
Ranger thêm khả năng điều khiển bằng giọng nói
Bên cạnh 2 túi khí tiêu chuẩn cho hàng ghế trước, Hilux 2016 có thêm 5 túi khi nữa, phân bổ ở các vị trí trọng yếu như đầu gối người lái, hai bên phía trước và ở rèm. Ranger không có túi khí ở đầu gối.
 
Giá xe Toyota Hilux 2016 dao động từ 693 – 877 triệu đồng trong khi Ranger với phổ sản phẩm rộng từ 616 – 899 triệu đồng, có thể thấy 2 dòng xe này “bên tám lạng, người nửa cân”. Xe Hilux 2016 mới nổi bật với thiết kế trẻ trung, tinh tế và sang trọng, cân đối giữa công việc và cuộc sống hằng ngày, máy bền bỉ, đi đằm và êm.
 
Trong khi những người ưa thích sự mạnh mẽ, máy phải “bốc”, tải nặng và thiết kế “hầm hố”, trang bị hộp số hiện đại, chú trọng nhiều đến cảm giác lái và không phiền khi các dịch vụ bảo trì hạn chế thì Ford Ranger 2015 là sự lựa chọn đúng đắn
5/5 - (5 bình chọn)