https://muaxegiatot.com/thu-mua-xe-oto-cu

Khái niệm “bia kèm lạc” đã quá phổ biến tại Việt Nam khi đi mua xe. Nói ngắn gọn, để có thể nhận xe sớm đối với các dòng xe hot, khách hàng thường sẽ được gợi ý mua thêm các gói phụ kiện bổ sung từ vài chục, thậm chí hơn trăm triệu đồng.

Gần đây, chủ đề “bia kèm lạc” trở rất hot khi một khách tên Nguyễn Tuấn sống tại TP.HCM đặt cọc chiếc Ford Everest Titanium 4×4 được gợi ý mua gói “lạc” lên tới 200 triệu đồng. Thông tin này đang được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội bởi gói “lạc” này quá đắt đỏ.

Chính sách “bia kèm lạc” khi mua xe đúng hay sai?
Gói “bia kèm lạc” trị giá 200 triệu của Ford Everest tại đại lý

Anh Tuấn chia sẻ gói phụ kiện 200 triệu đồng được tư vấn bán hàng gợi ý bao gồm 4 dịch vụ: phim cách nhiệt, phủ ceramic, phủ gầm và bảo hiểm vật chất 2 chiều thời hạn 1 năm.

Không chỉ riêng Everest, các dòng xe khác của Ford cũng gặp phải tình trạng “bia kèm lạc” với giá dao động từ 50 – 120 triệu đồng.

Nhiều năm về trước, tình trạng “bia kèm lạc” thường gặp khi mua xe Toyota, nhưng hiện tại đã trở nên phổ biến sang các thương hiệu khác như Honda, Hyundai, Kia…trong bối cảnh nguồn cung cạn kiệt do khủng hoảng nguồn linh kiện toàn cầu. 

Không chỉ ô tô, ngay cả thị trường xe máy cũng xuất hiện tình trạng “bia kèm lạc” từ vài triệu đến hàng chục triệu với những dòng xe ăn khách của Honda như SH, Air Blade, SH Mode, Vision. 

Không chỉ Ford, Toyota cũng có nhiều dòng xe HOT "bắt buộc" phải kèm "lạc"
Không chỉ Ford, Toyota cũng có nhiều dòng xe HOT “bắt buộc” phải kèm “lạc”

“Bia kèm lạc” là vấn đề gây bức xúc cho người mua trong nhiều năm nay. Không ít khách hàng chia sẻ những gói phụ kiện bán kèm không cần thiết với nhu cầu thực tế nhưng vẫn phải “cắn răng” mua. Điển hình như Toyota Camry 2024 vốn có khả năng cách âm tốt nhưng vẫn được gợi ý gói phụ kiện cách âm. 

Các hãng xe giải thích sao về vấn đề “bia kèm lạc”? 

Toyota là hãng xe đầu tiên tại Việt Nam trả lời chính thức về vấn đề “bia kèm lạc”. Hãng xe Nhật Bản chia sẻ hãng không có bất kỳ chính sách, chủ trương nào ép khách mua thêm phụ kiện mà chỉ theo nguyên tắc “đến trước, phục vụ trước”. 

Toyota Việt Nam thông báo sẽ bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Nếu gặp tình trạng “bia kèm lạc” khách hàng có thể gọi đến đường dây nóng 18001524 để hãng có biện pháp xử lý vi phạm từ các đại lý. Honda cũng có cách giải quyết tường tự này ở mảng xe máy nhưng vẫn không khả quan.

Ford Everest 2023 đang là mẫu xe hút khách tại Việt Nam
Ford Everest 2024 đang là mẫu xe hút khách tại Việt Nam

Về phía Ford, khi được hỏi về tình trạng “bia kèm lạc”, đặc biệt là dòng Everest 2024 đang gây xôn xao dư luận. Hãng xe Mỹ hứa sẽ cố gắng đảm bảo nguồn cung cho Everest trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, hãng sẽ phát triển ứng dụng đặt xe trực tiếp nhằm đảm bảo tính minh bạch giữa Ford Việt Nam và các đại lý. Từ đó giúp hạn chế tối đa tình trạng “bia kèm lạc” từ các đại lý.

Chính sách “bia kèm lạc” khi mua xe đúng hay sai? 

Xét về mặt luật pháp, “bia kèm lạc” chỉ là hình thức thuận mua vừa bán nên không có ai đúng ai sai theo chia sẻ từ luật sư Huỳnh Phước Hiệp, đoàn Luật sư TP HCM. Ông cho biết thêm hãng và đại lý kinh doanh độc lập nhau, giá bán tại đại lý sẽ tùy thuộc vào quy luật cung cầu. 

Bên cạnh đó khi thể hiện trên giấy tờ, giá xe vẫn được ghi đúng giá niêm yết nên đại lý không sai gì cả. Nếu muốn nhận xe sớm dự kiến, khách hàng cần bỏ ra thêm chi phí để đáp ứng nhu cầu cá nhân, hãng không hề ép buộc. Khách hàng hoàn toàn có thể không mua gói phụ kiện nhưng thời gian chờ sẽ lâu hơn.

Chính sách “bia kèm lạc” khi mua xe đúng hay sai?
Xe điện KIA EV6 bán “bia kèm lạc” tại Mỹ

Không chỉ tại Việt Nam, tình trạng “bia kèm lạc” cũng tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điển hình như tại Mỹ, nếu muốn nhận xe sớm hơn dự kiến, khách hàng sẽ được gợi ý mua thêm các gói phụ kiện.

Giá “lạc” có thể tăng mạnh trong những giai đoạn cao điểm tại Việt Nam như Tết nguyên đán, xe mới ra mắt hay gần đây nhất là tháng cận kề trước tháng 7 âm lịch (cô hồn).

Các đại lý cũng có áp lực riêng

Các đại lý cho biết họ cũng có những áp lực riêng về mặt doanh số, bảo hiểm phụ kiện… để đảm bảo thỏa thuận với hãng xe tổng. Do đó, những mẫu xe bán chạy khi kèm phụ kiện sẽ có lợi thuận cao nhằm bù đắp cho những mẫu xe bán chậm, kén khách, từ đó tối ưu chi phí vận hành.

» Tham khảo: Giá xe ô tô mới nhất 2024

5/5 - (1 bình chọn)