https://muaxegiatot.com/thu-mua-xe-oto-cu
Ra đời cách đây 4 năm, Mazda BT-50 có mức tăng trưởng ấn tượng với thiết kế trẻ trung, năng động cùng các trang bị nội ngoại thất hiện đại. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn trung thành với Toyota Hilux với sự bền bỉ trong suốt quá trình sử dụng cũng như thiết kế hướng đến nhiều đối tượng. Bài viết sau sẽ khái quát những đặc điểm để người mua có thể đưa ra quyết định phù hợp để chọn cho mình xe Mazda BT-50 hay Toyota Hilux cho nhu cầu của mình.
 
 
+ Cập nhật: Giá xe Mazda BT50 2024
 
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?
Mazda BT-50 hay Toyota Hilux là chiếc xe dành cho bạn ?


Tổng thể

Mazda BT-50 có 3 phiên bản: số sàn MT 4×4 2.2L, 2 phiên bản số tự động AT 4×2 2.2L và AT 4×4 3.2L, Hilux có 2 phiên bản đều sử dụng số sàn với dung tích khác nhau là 3.0G 4×4, 2.5E 4×2. Qua phổ sản phẩm có thể thấy người mua BT-50 có thêm sự lựa chọn số tự động cũng như động cơ có dung tích lớn hơn Hilux.
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?
Về kích thước tổng thể, Mazda BT-50 (dài x rộng x cao) lần lượt là 5365 x 1850 x 1821 mm, chiều dài cơ sở 3220mm, khoảng sáng gầm xe 237mm, bán kính quay vòng 6.2m, trọng lượng không tải từ 2003 – 2150kg, toàn tải 3200kg.
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?
Toyota Hilux có kích thước tổng thể 5260 x 1835 x 1860mm, chiều dài cơ sở 3085, khoảng sáng gầm xe 222, bán kính vòng quay tối thiểu 6.4, trọng lượng không tải từ 1710-1910 tùy bản, trọng lượng toàn tải 2650 – 2755kg.
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?
Với các thông số trên có thể thấy: Mazda BT-50 có tổng thể to lớn, có nét lai với dòng xe SUV với gầm xe cao – lợi thế ở những khu vực địa hình gồ ghề. Tuy nhiên, điều này cũng đánh đổi bằng trọng tâm xe cao sẽ làm xe dễ mất thăng bằng hơn, đối với những chuyến chở nhiều hàng hóa cồng kềnh, nguy cơ nghiêng đổ xe cũng lớn hơn Hilux.
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ? 
Ngoài ra, với trọng lượng toàn tải nhẹ hơn xấp xỉ 450kg cũng như dung tích động cơ nhỏ hơn, rõ ràng Hilux sẽ ít tiêu hao nhiên liệu hơn so với BT-50
Mazda BT-50 có 2 phiên bản động cơ: Bản 2.2L sử dụng động cơ dầu, tăng áp, 4 xi lanh thẳng hàng, 16 van, cam kép mang đến mức công suất tối đa 148 mã lực tại 3700 vòng/ phút, momen xoắn 375 Nm tại dải vòng tua 1500-2500 vòng/ phút. Trong khi đó, với dung tích nhỉnh hơn, Toyota Hilux 2.5E 4×2 (Hilux E) dung tích 2.5 lít sản sinh ra công suất 142 mã lực tại 3400 vòng/ phút và momen xoắn cực đại đạt 343 Nm tại số vòng tua 2800 vòng/ phút. 
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?
Phiên bản dung tích cao hơn 3.2L, BT-50 cũng mang lại nhiều ấn tượng với cấu trúc động cơ tiên tiến: 5 xy lanh thẳng hàng, 20 van cam kép, công suất cực đại đạt đến 198 mã lực tại 3000 vòng/ phút và momen xoắn cũng vượt trội với 470 Nm tại dải vòng tua 1750-2500 vòng/ phút. 
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?

 

Hilux 3.0G 4×4 (Hilux G) dung tích 3 lít có công suất 161 mã lực tại 3400 vòng/ phút. Momen xoắn đạt 343 Nm tại 3200 vòng/ phút. Có thể thấy những cỗ máy của Mazda đã thể hiện ấn tượng, máy bốc, khỏe cả về momen xoắn cũng như công suất, đặc biệt là công nghệ mở rộng dải vòng tua giúp xe có ưu thế về sức kéo ở nhiều tốc độ khách nhau.
 
Tuy nhiên, cách Toyota thiết lập động cơ cũng có ý đồ riêng khi những chiếc Hilux được nhiều người mua xe đánh giá là dù không bốc, nhưng rất bền, êm, và đặc biệt là rất tiết kiệm nhiên liệu (dầu). Họ cho rằng momen lớn quá sẽ khiến động cơ không bền và tốn nhiên liệu hơn.
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?

Một lợi thế khác của BT-50 đó là xe đem đến cho người mua 2 sự lựa chọn là Hộp số sàn (MT) hoặc tự động (AT), cả 2 đều có 6 cấp trong khi đó người mua chỉ có thể lái Hilux với 1 kiểu hộp số sàn 5 cấp duy nhất. Hộp số tự động 6 cấp đã ghi điểm với cơ chế hoạt động mượt mà, tiết kiệm nhiên liệu, tuy nhiên với số sàn, 6 cấp quả là con số đầy thử thách để tận dụng được hết sức mạnh của chiếc xe, đặc biệt là khi di chuyển trên những con đường nội ô chật chội

Mazda BT-50 sử dụng Hệ thống Treo trước độc lập, thanh giằng lò xo xoắn cùng với treo sau nhíp lá. Phanh tùy chọn đĩa/ tang trống cho cả trước và sau. Với Cỡ lazang khác tùy phiên bản: bản số sàn có lazang nhỏ 16” với cỡ lốp 255/70R16, trong khi đó 2 bản số tự động có lazang to 17” với cỡ lốp tương ứng là 265/65R17. Xe sử dụng hệ thống trợ lực thủy lực để đạt độ đằm nhất định khi lái.
 
Toyota Hilux cũng có nhiều nét tương đồng với Treo trước dạng độc lập, tay đòn kép, treo sau phụ thuộc, nhíp lá. Vành đúc 265/65R17, phanh trước dạng đĩa thông gió, phanh sau tang trống, trợ lực thủy lực.
 

Ngoại thất

Mazda BT-50 mang đến sự lựa chọn đa dạng với 8 màu: Trắng, bạc, vàng cát, Đỏ, xám xanh, xanh, xám, đen. Trong khí đó, Hilux có số lượng khá khiêm tốn: màu đen, bạc và xám. Sự đa dạng màu sắc của BT-50 cũng như thiết kế mượt mà, phá cách làm hài lòng nhiều khách hàng trẻ tuổi: BT-50 không chỉ sử dụng cho mục đích chở hàng hóa mà có thể tự tin dạo phố. Tuy nhiên, những người trung tuổi lại thích kiểu dáng đĩnh đạc, vuông vức và cứng cáp truyền thống mà một chiếc Hilux thể hiện.
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?
Các trang bị ngoại thất của 2 dòng xe có nhiều nét tương đồng như cụm đèn trước sử dụng đèn pha halogen cũng như đèn sương mù. Các bản AT của Mazda hỗ trợ bật/ tắt đèn pha tự động, riêng bản 3.2L còn có gạt mưa tự động.
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?
 

Nội thất

Mazda Các bản AT (2.2L và 3.2L) có hầu hết các tính năng: vô lăng bọc da, tích hợp điều khiển âm thanh, đàm thoại Bluetooth, dàn lạnh cũng như gương chiếu hậu chống chói đều vận hành tự động. Khi mua BT-50, khách hàng có thêm sự lựa chọn bọc ghế da (AT 2.2L) bên cạnh chất liệu nỉ truyền thống.
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?
 
Trong khí đó, khách hàng của Hilux chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là chất liệu nỉ. Tay lái 4 chấu, giả da, tích hợp nút điều khiển âm thanh, riêng bản 3.0G còn hỗ trợ thêm Kết nối Bluetooh. Điều hòa cũng như gương chiếu hậu 2 chế độ ngày/ đêm trong đều phải chỉnh tay, nội thất ốp nhựa. Bản Hilux 3.0G trang bị đồng hồ Optitron hỗ trợ màn hình hiển thị đa thông tin hiển thị màu đen trắng. Cả 2 bản đều có cửa sổ chỉnh điện tự động lên xuống ở vị trí lái.
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?
Về hệ thống giải trí, chỉ có Hilux 3.0G được trang bị dàn CD 1 đĩa 6 loa, còn bản 2.5E chỉ có 4 loa. Trong khi đó, tất cả phiên bản BT-50 đều có 6 loa tiêu chuẩn. 
 
Nhìn chung, các trang bị nội thất BT-50 có sự vượt trội hơn về tính năng tự động, cũng như thiết kế trẻ trung trong khi Hilux mới dừng lại ở mức độ đáp ứng các nhu cầu cơ bản. 
 

An toàn

Mazda BT-50 trang bị hệ thống chống bó cứng phanh, phân bổ lực phanh, các bản AT trang bị thêm cân bằng điện tử, ga tự động, cảm biến lùi, trang bị 2 túi khí riêng bản 3.2 lít hỗ trợ xuống dốc,6 túi khí.
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?
Trong khi đó, Toyota Hilux dừng ở mức trang bị Hệ thống chống bó cứng phanh, có 2 túi khí, khung xe GOA, dây đai an toàn 3 điểm. 
 

Giá xe

Mazda BT-50 4×4 MT 2.2L có giá 673.000.000 đồng, 4×4 AT3.2 810.000.000 đồng, 4×2 AT 2.2L 699.000.000 đồng.
Toyota Hilux 2.5E 4×2 có giá 650.000.000 đồng, 3.0G 4×4 có giá 750.000.000 đồng.
 

Kết luận

Hai mẫu xe đã cho thấy rất nhiều sự khác biệt về phong cách thiết kế, trang bị vận hành cũng như các tính năng an toàn: Trong khi Mazda BT-50 đạt được sự nổi bật về vẻ ngoài trẻ trung với số lượng màu sắc đa dạng cùng nhiều mức trang bị nội thất, tiện nghi cao cấp tùy theo phiên bản, thì Toyota Hilux 2015 níu chân khách hàng với sự bền bỉ cố hữu, cũng như khả năng tiết kiệm nhiên liệu hoàn hảo.
Chọn mua xe bán tải: Mazda BT-50 hay Toyota Hilux ?
Có thể nhận định rằng, nếu muốn sử dụng một chiếc xe bán tải vừa để dạo phố và chở hàng thì Mazda BT-50 là sự lựa chọn tốt khi dung hòa được 2 mục tiêu này, còn nếu để đạt hiệu quả cao nhất về công việc chuyên chở, Hilux là sự lựa chọn đúng đắn hơn.
Đánh giá bài viết!