https://muaxegiatot.com/thu-mua-xe-oto-cu

Nếu bạn là một người am hiểu về xe và ưa thích những chiếc Crossover sở hữu khả năng vận hành “có một không hai” thì tôi tin rằng Subaru Forester- chiếc xe được cả thế giới công nhận bởi khả năng vận hành “khủng khiếp” sẽ làm bạn thoả mãn. 

Trong khi đó, Mazda CX-5 lại bán chạy hơn bởi theo văn hoá sử dụng của người Việt thì đây là con xế đẹp- tiện nghi để gia đình di chuyển trong phố và hoàn toàn không phục vụ mục đích chinh phục địa hình. 

subaru-forester-2019-va-mazda-cx-5-2019-muaxegiatot-com

✅  Subaru Forester có 3 phiên bản 2.0 i-L, 2.0 i-S và 2.0 i-S EyeSight có giá bán lần lượt là 899, 1.029 và 1.241 tỷ đồng. ==>> Mua xe Mazda CX5 khuyến mãi tại đây

✅  Mazda CX-5 có 4 phiên bản, trong đó Deluxe, Luxury và Premium có giá bán lần lượt là 829, 869 và 909 triệu đồng. Bản cao cấp nhất Signature Premium có giá từ 879 đến 1.149 tỷ đồng. ==>> Mua xe Subaru Forester khuyến mãi tại đây

Khả năng vận hành – Subaru Forester là ông hoàng trong phân khúc 

Dù Subaru Forester và Mazda CX-5 có cùng công suất 154 mã lực và thậm chí bản cao cấp nhất của CX-5 là 188 sức ngựa. Tuy nhiên, Subaru Forester mới luôn là cái tên được nhắc đến như một ông hoàng của phân khúc với chế độ lái X-Mode thông minh.

Bài test số 1: Cho Subaru Forester leo lên dốc cao, đầy bùn lầy, đất nhão. 

– Bật tính năng cân bằng điện tử kết hợp hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian. Chiếc xe leo lên nửa dốc một cách chật vật, hai bánh sau bị ghì lại. Đạp ga mạnh hơn một chút, thay vì phải quay mạnh hơn, hai bánh sau lại hoàn toàn bị tê liệt khiến chiếc xe tuột dốc.

– Thử tắt cân bằng điện tử, chiếc xe chồm lên mạnh mẽ ở cú vọt đầu tiên nhưng càng lên dốc cao đầu xe càng lệch. Thân xe chệnh choạng, cả bánh trước và sau đều bị ỳ khiến tài xế phải lùi lại để tránh lật xe. 

Bạn cần lưu ý khi ý khi đi qua những đoạn đường mấp mô, nhiều bùn lầy mà không có sự can thiệp của X-Mode thì chỉ có 1 bánh phía trước và 1 bánh phía sau hoạt động mà thôi. Hai bánh còn lại gần như cứng đơ hoàn toàn. 

– Bật X-Mode và tắt cân bằng điện tử, khi lên được nửa dốc hai bánh bánh trước sẽ quay liên tục để lấy đà. Chế độ X-Mode ngay lập tức tự động nhận biết được bánh xe nào bị mất cân bằng dẫn đến việc mất hướng lái của vô lăng và tự động điều chỉnh lại. 

Bài test số 2: Subaru Forester vượt dốc có nhiều đá lớn

– Đầu tiên sử dụng mỗi hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian, chiếc xe leo lên đầy khó khăn, lưng chừng nửa dốc gần như không thể chạy nổi. Tôi tin chắc rằng nếu phụ nữ rơi vào tính huống này sẽ cần sự giúp đỡ của cứu hộ vì chiếc xe có thể bị treo gầm.

Lưng chừng dốc, bật chế độ X-Mode, chiếc xe như được hồi sinh bởi 4 bánh hoạt động mạnh mẽ. Vì sử dụng máy xăng nên chiếc xe trườn lên khá khó khăn dù lúc đó vòng tua đạt ngưỡng 2500-3000.  

Subaru Forester được trang bị động cơ Xăng 2.0L cho công suất tối đa 154 mã lực ở vòng tua 6000 vòng/phút, mô men xoắn 196 Nm ở vòng tua 4000 vòng/phút. Đi kèm là hộp số CVT và hệ dẫn động 4 bánh AWD.

Về hệ truyền động, mẫu xe 5 chỗ Mazda CX-5 có 2 lựa chọn gồm động cơ Xăng 2.0L và động cơ Xăng 2.5L. Cả 2 động cơ đều ứng dụng công nghệ phun xăng trực tiếp, điều khiển van biến thiên cho công suất 154-188 mã lực, mô men xoắn 200-252 Nm. Đi kèm là hộp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động 4 bánh AWD.

Ngoại thất – Subaru Forester “lạc hậu” khi đặt cạnh Mazda CX-5

Vẻ đẹp bên ngoài của một chiếc xe chiếm ít nhất 50% trong quá trình ra quyết định của số đông khách hàng Việt. 

Mazda đã rất thành công trong việc nắm rõ thị hiếu của khách hàng Việt. Bằng chứng là ngôn ngữ thiết kế KODO được ứng dụng trên CX-5 được đánh giá rất cao khi sở hữu diện mạo sành điệu, tinh tế và sang trọng. 

Trong khi đó, Subaru Forester có thiết kế hình hộp, vuông vức trông khá thực dụng và giống như những chiếc xe đời cũ. Đây chính là lý do lớn nhất khiến tần suất Subaru Forester xuất hiện trên đường là rất thấp. 

Nhìn vào phần đầu xe, khách hàng sẽ thấy sự đối lập về ngôn ngữ thiết kế của hai đối thủ. CX-5 trông thời thượng với bộ lưới tản nhiệt dạng lưới kết hợp cùng viền crom trải dài tạo thành hình đôi cánh. Liền kề là cặp mắt hí tạo điểm nhấn với dải LED ban ngày dạng luỡi kiếm.

Trong khi đó, Mẫu xe Crossover của Subaru trông khá già dặn và lịch sự với mặt ca lăng hình lục giác bao quanh bởi đường viền kim loại. Nâng đỡ cho logo là thanh nẹp mạ crom to bản giúp đầu xe toát lên vẻ mạnh mẽ. Dải đèn LED ban ngày trông khá nam tính với đồ hoạ chữ “C” hướng vào trong.

Xét về kích cỡ, hai đối thủ đồng hương khá tương đồng nhau. Cụ thể, Subaru Forester có kích thước tổng thể 4625 x 1815 x 1730 mm còn Mazda CX-5 là 4550 x 1840 x 1680 mm.

Nội thất- Subaru Forester “lép vế” về độ sang trọng

Bước vào bên trong, khách hàng sẽ cảm nhận được sự chênh lệch về đẳng cấp khá lớn với phần thắng nghiêng về Mazda CX-5.

Mẫu Crossover của Mazda mang đến cho khách hàng cảm giác như đang ngồi trên những mẫu xe Đức với lối thiết kế đơn giản, tinh tế và đầy sang trọng. Ấn tượng nhất là khu vực táp lô với màn hình dạng nổi hợp xu hướng kết hợp cùng những đường viền crom chạy dài bắt mắt.

Khoang lái của Subaru Forester khiến nhiều khách hàng thất vọng bởi sự bình dân, đơn điệu và có phần nhàm chán. Thậm chí xe còn có những nút xoay điều hoà chỉ thường xuất hiện trên những mẫu xe rẻ tiền. 

Tuy nhiên, nếu gia đình của bạn thường xuyên thực hiện những chuyến du lịch thì Subaru Forester sẽ là mẫu xe lý tưởng bởi cốp xe rộng đến 1003 lít. Trong khi khi dung tích khoang hành lý tiêu chuẩn của CX-5 chỉ đạt 505 lít.

Tiện nghi- Subaru Forester vẫn rất thực dụng

Những tính năng giải trí trên Subaru Forester chỉ ở mức đủ dùng, đáng chú ý nhất là màn hình cảm ứng 8 inch, lớn hơn loại 7 inch của Mazda CX-5.

Mức tiện nghi của Mazda CX-5 được đánh giá rất cao với những tính năng hiện đại đáng chú ý như: kết nối Apple CarPlay, Android Auto, định vị vệ tinh, dẫn đường GPS, hệ thống Mazda Connect. 

Đặc biệt, trải nghiệm âm nhạc trên Mazda CX-5 phấn khích hơn hẳn với 10 loa Bose trong khi Subaru Forester chỉ dùng loa thường.

Xem thêm: So sánh Hyundai Tucson và Mazda CX-5

5/5 - (1 bình chọn)