Bên cạnh động cơ, hộp số là một trong những bộ phận quan trọng nhất giúp chiếc xe vận hành khi làm nhiệm vụ truyền lực cho ô tô. Vai trò chính của hộp số là đảm bảo quá trình thay đổi tỷ số truyền động để mô men xoắn điều chỉnh phù hợp với điều kiện vận hành. 

Trải qua quá trình phát triển hàng trăm năm của ngành ô tô trên toàn thế giới cũng như sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, các loại hộp số cũng liên tục có những bước cải tiến đáng ghi nhận.

Theo đó, ngày càng có nhiều loại hộp số mới ra đời để người dùng có những trải nghiệm đáng tiền hơn. Trong khuôn khổ bài viết này, Mua Xe Giá Tốt sẽ mang đến cho người đọc những thông tin cơ bản nhất về 4 loại hộp số thông dụng nhất hiện nay!

1.Hộp số sàn

Hộp-số-sàn-Manual-Transmission-min

Là loại hộp số có cấu tạo đơn giản nhất, có tuổi đời lâu nhất, giá rẻ và đem đến cảm giác lái rất chân thật vì phụ thuộc toàn bộ vào sự điều khiển của tài xế. Kiểu hộp số này sử dụng ly hợp ma sát dạng đĩa để ngắt/kết nối và thực hiện truyền động từ động cơ xuống hộp số. 

Cấu tạo bên trong của hộp số sàn được cấu thành từ trục sơ cấp, trục thứ cấp và trục trung gian. Trên mỗi trục đều có các bánh răng khớp với nhau nhằm đảm bảo tỷ số truyền chuẩn xác với cấp số truyền tương ứng.

Ưu điểm 

  • Tiết kiệm nhiên liệu hơn các loại hộp số tự động khác
  • Dễ bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa 
  • Giá thành xe số sàn luôn rẻ hơn số tự động vì chi phí sản xuất thấp
  • Giúp người lái tập trung lái xe, kiểm soát xe dễ dàng, không bị xao nhãng vì luôn phải tập trung thao tác 

Nhược điểm 

Ngoài những ưu điểm nói trên, hộp số sàn vẫn mắc phải những khuyết điểm đó là khó điều khiển hơn so với số tự động nhất là với chị em phụ nữ. Người lái yếu cảm thấy khá căng thẳng vì phải thao tác nhiều thứ cùng lúc như vào số, quan sát đường…

  • Khó điều khiển và luôn phải gồng mình lên số/xuống số khi chạy trong đô thị, đặc biệt bạn luôn phải thực hiện cả thao tác rà côn để giữ cho xe không bị tắt máy đột ngột.
  • Không phù hợp với nữ giới vì phải liên tục kiểm soát xe thậm chí gây nguy hiểm nếu tắt máy trên cầu, giữa đại lộ. Một số bác tài lớn tuổi mắc bệnh xương khớp cũng gặp khó khăn khi liên tục đạp chân côn. 

2.Hộp số tự động

Hộp-số-tự-động-Automatic-Transmission-min

Ra đời từ những năm 1940 đến nay, hộp số tự động ngày càng được nhiều hãng ô tô trên thế giới tin dùng vì khẳng định được tầm quan trọng của mình và khắc phục được những ưu điểm còn tồn đọng trên hộp số sàn.

Hộp số tự động sử dụng bộ biến mô thuỷ lực làm nhiệm vụ như ly hợp nhằm ngắt/truyền chuyển động quay từ động cơ đến hộp số. 

Bên trong hộp số gồm các bánh răng có cấu hình phức tạp ăn khớp với nhau để hình thành các cấp số cho xe Ô tô. Đáng chú ý là toàn bộ quá trình sang số đều được tính toán dựa trên hệ thống máy tính và điều kiện vận hành của xe. 

Ưu điểm 

  • Phù hợp với phần đông khách hàng khi không có các thao tác rườm rà như số tay 
  • Đem lại cảm giác lái thoải mái, không giật cục khi đi trên phố vì quá trình sang số diễn ra theo tính toán của máy tính. Khắc phục tình trạng tắt máy đột ngột khi điều khiển xe.

Nhược điểm

  • Tốn nhiều nhiên liệu hơn so với hộp số sàn vì công suất bị hao hụt ở biến mô thuỷ lực 
  • Chi phí bảo dưỡng, thay thế cao hơn, quá trình sửa phức tạp hơn

3.Hộp số vô cấp CVT

Hộp-số-tự-động-vô-cấp-CVT-Continuous-Variable-Transmission-min

Dù hộp số vô cấp CVT giúp người dùng có cảm giác lái rất thoải mái, rảnh tay không khác gì hộp số tự động thông thường nhưng nguyên lý hoạt động vẫn theo một cách thức riêng biệt. 

Kiểu hộp số này không có cấp số mà sử dụng 2 pulley có đường kính thay đổi được ghép nối với nhau bằng hệ thống dây đai.

Chính vì vậy, việc thay đổi đường kính giúp hộp số này có thể truyền lực một cách thoải mái, nhẹ nhàng nhất mà không bị giật cục như số sàn. Tỷ số truyền lực của hộp số CVT cũng dựa vào hệ thống máy tính tương tự như hộp số tự động.

Ưu điểm

  • Vẫn sở hữu ưu điểm của hộp số tự động là khả năng điều khiển xe nhẹ nhàng, thoải mái
  • Cấu tạo đơn giản, kích thước, khối lượng nhỏ gọn hơn hộp số tự động
  • Vận hành thoải mái, không bị ảnh hưởng, rung lắc trong quá trình sang số vì không có cấp số nên không phải chờ vòng tua lên cao, hạ xuống như các loại hộp số thông thường.

Nhược điểm 

  • Tăng tốc vẫn còn tiếng ồn 
  • Cấu tạo dây đai trong hộp số vô cấp CVT không chịu nổi những động cơ cho công suất đầu ra và mô men xoắn cao 
  • Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa của kiểu hộp số này còn khá cao

4.Hộp số ly hợp kép

Hộp-số-ly-hợp-kép-DCT-Dual-Clutch-Transmission

Sở dĩ có tên gọi là ly hợp kép vì cấu tạo bên trong của loại hộp số này có đến 2 bộ ly hợp kép thay vì 1 như hộp số tự động. Cặp ly hợp này thuộc kiểu ly hợp ma sát ướt và quá trình điều khiển bằng cơ cấu chấp hành: thuỷ lực-điện từ. 

Mỗi ly hợp điều khiển một dãy cấp số chẵn, lẻ riêng biệt gồm 1,3,5 hoặc 2,4, số lùi. Nhờ hoạt động riêng mà quá trình lên/xuống số xảy ra chỉ trong tích tắc thay vì phải lên/xuống cấp số lần lượt như các loại hộp số khác.

Ưu điểm 

  • Tiết kiệm nhiên liệu vì hiểu đơn giản là hộp số ly hợp kép là từ 2 hộp số sàn thông thường ghép thành 
  • Tốc độ sang số nhanh, tính chuẩn xác cao, thường được nhiều mẫu xe thể thao sử dụng

Nhược điểm 

  • Giá thành cao do thuật toán và cách thiết kế khó khăn, phức tạp chỉ thích hợp trên những dòng xe sang, xe thể thao đắt tiền 
  • Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cao vì cấu hình hộp số khá phức tạp
5/5 - (1 bình chọn)